Bạn biết gì về bảo tàng Đắk Lắk – nơi hội tụ nền văn minh Tây Nguyên

Bảo tàng Đắk Lắk được coi là Tây Nguyên thu nhỏ với những nền văn minh đều góp mặt trong đó. Đương nhiên không nổi tiếng như bảo tàng cà phê thế giới nhưng so về mặt giá trị văn hóa thì nó cũng không hề kém cạnh. Đây là nơi dành cho du khách tìm hiểu một cách tường tận về nền văn hóa Tây Nguyên.

Khuôn viên tổng quát bên ngoài bảo tàng
Khuôn viên tổng quát bên ngoài bảo tàng

Xem thêm:  Buôn làng Ako Dhong – nét đẹp cổ xưa giữa lòng thành phố Buôn Ma

Đôi nét về bảo tàng Đắk Lắk

Tọa lạc tại số 12 lê Duẩn, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Mê. Bảo tàng mang trong mình nhiều gái trị về mặt văn hóa và lịch sử. Vào năm 1926, Pháp cho xây dựng tòa này để làm tòa Công Sứ, sau đó đổi thành biệt điện Bảo Đại. Năm 1976 được làm Bảo tàng các văn hóa dân tộc tại Đắk Lắk. Sau hơn 30 năm, nó được khởi công khánh thành lại lần 2 vào năm 2011.

Cổng chính của bảo tàng
Cổng chính của bảo tàng

Bảo tàng được thiết kế theo kiến trúc nhà dài của Đắk Lắk. Là nơi đầu tiên sử dụng 4 ngôn ngữ trưng bày là Việt, Anh, Pháp và Ê-đê. Cho nên nên địa điểm này cực kì thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những đặc điểm khiến du khách “đổ” về bảo tàng

Kiến trúc

Bảo tàng Đắk Lắk đươc thiết kế theo phong cách nhà dài đặc trưng của Tây Nguyên. Bên ngoài được xây dựng bằng những nguyên liệu hiện đại. Công trình tọa lạc trên mảnh đất hơn 9000 mét vuông, thuộc kiểu không gian mở nên tạo cho du khách sự thoải mái.

Hiện vật cùng những chú thích đi kèm giúp người xem hiểu rõ
Hiện vật cùng những chú thích đi kèm giúp người xem hiểu rõ

Bảo tàng được bao bọc bởi hàng cây xanh rợp mát, khiến cho khách tham quan cảm nhận được thiên nhiên trong lành nơi đây.

“Giàu có” về hiện vật

Bảo tàng được chia làm 3 khu vực chính: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc, lịch sử. Hiện nay bên trong có hơn 10.000 sản phẩm và trong đó có hơn 1000 vật phẩm quý hiếm.

Khu đa dạng sinh học

Khu sinh học phong phú đặc sắc
Khu sinh học phong phú đặc sắc

Bên trong có hơn 200 hiện vật và hình ảnh sinh học giúp chúng ta như lạc vào núi rừng Tây Nguyên. Tiêu biểu như:

  • Các loại rừng (thông năm lá, thông lá dẹt, cẩm xe,…)
  • Các loại cây công nghiệp, thuốc dân gian (cà phê, cao su, hồ tiêu,…)
  • Thổ nhưỡng (đất đỏ bazan, đất sét,…)
  • Các động vật quý hiếm (gấu chó, chồn bay, bò tót,…)
  • Các thắng cảnh đẹp (thác Dray Nur, hồ Lắk,…)

Khu văn hóa dân tộc

Không gian khoảng 700 mét vuông với hơn 450 hiện vật như: gùi, thuyền độc mộc, chum rượu, bàn đá,… được chạm khắc tĩnh xảo. Du khách có thể nhìn thấy rõ tàng nhất khung cảnh thường ngày của người bản địa.

Những vật dụng của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên
Những vật dụng của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên

Bảo tàng còn cung cấp những bài viết lớn nhỏ về những vật phẩm được trưng bày tại đó. Để du khách tham quan có thể hiểu rõ hơn về từng sản phẩm được trưng bày.

Khu lịch sử hào hùng

Bên phải của khu văn hóa dân tộc chính là khu lịch sử. Với những bức ảnh, tư liệu,… giúp chúng ta nhìn được trang lịch sử từ thời xưa đến nay. Ngoài ra còn có những thước phim về các cuộc kháng chiến đẫm máu của ông cha. Khiến cho người xem không khỏi cảm thấy biết ơn với những người đã hi sinh.

Những cột mốc lịch sử hào hùng
Những cột mốc lịch sử hào hùng

Một đặc điểm không phải bảo tàng nào cũng có chính là sử dụng 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Ê-đê đáp ứng nhu cầu cho khách trong nước và quốc tế. Và một số đồng bào thiểu số vẫn còn sử dụng tiếng Ê-đê trong giao tiếp. Ngoài ra, bảo tàng còn dành nguyên một không gian để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường sinh học.

Một số những điều cần biết khi đến bảo tàng

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00 (từ thứ 3 – chủ nhật kể cả ngày lễ, Tết)
  • Vé vào cửa: 30.000VNĐ với người lớn

                              20.000VNĐ với trẻ em

  • Vé gửi xe: 5.000VNĐ

Bảo tàng Đắk Lắk mang lại giá trị văn hóa và lịch sử vô cùng lớn. Bạn nên ghé thăm một lần khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Hy vọng bài viết của Postum Travel cung cấp một phần nào đó thông tin mà bạn cần. Chúc bạn có một trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ.

 

Bài viết liên quan