Khải Đoan Tự – ngôi chùa cổ cuối cùng được phong Sắc Tứ

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Đắk Lăk. Cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc Tứ. Giữa cao nguyên đại ngàn, chùa Khải Đoan nổi lên khiến cho nó tăng thêm phần nổi bật. Cùng Postum Travel tìm hiểu khu du lịch tâm linh này có gì thu hút khách du lịch.

Khải Đoan Tự - ngôi chùa cuối cùng được sắc phong Sắc tứ
Khải Đoan Tự – ngôi chùa cuối cùng được sắc phong Sắc tứ

Xem thêm: 

Đôi nét đặc trung của chùa Khải Đoan

Ngôi chùa tọa lạc tại số 117 Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột. Khải Đoan là được ghép từ tên của vua Khải Định và Đoan Hy hoàng thái hậu (vợ vua Khải Định). Mang ý nghĩa ghi công đức của 2 người đã sáng lập ra ngôi chùa này. Được xây dựng năm 1951, trên một mảnh đất rộng hơn 7 mẫu đất.

Được hoàng hậu Đoan Hy nghiên cứu kỹ về thế của chùa. Thế “tiền thủy hậu sơn” theo quan niệm hài hòa của kiến trúc Việt, tạo thế bền vững cho con cháu đời sau.

Dáng vẻ uy nghi, cổ kính của ngôi chùa
Dáng vẻ uy nghi, cổ kính của ngôi chùa

Kiến trúc Khải Đoan Tự

Ngôi chùa Khải Đoan thiết kế theo kiến trúc thời Nguyễn, cung đình Huế kết hợp với phong cách nhà rông bản địa. Nhìn tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ Tam. Phía trước là cổng Tam Quan, giữa là Chánh điện, sau là nhà hậu Tổ. Chùa được xây dựng chủ yếu là gỗ, màu trầm của gỗ làm cho chùa trở nên uy nghi cổ kính. Họa tiết điêu khắc được làm một cách tỉ mỉ, tinh xảo và kỳ công. Làm cho ai cũng phải trầm trồ khi nhìn vào.

Cổng Tam quan

Cổng Tam Quan sừng sững với thiết kế 2 tầng
Cổng Tam Quan sừng sững với thiết kế 2 tầng

Cổng được thiết kế cao 7 mét uy nghi đồ sộ, từ bên ngoài nhìn vào sẽ thấy 3 chữ “Khải Đoan Tự”. Cổng được thiết kế thêm những câu đối và họa tiết được chạm khắc tinh tế. Vừa nhìn vào cổng sẽ thấy được sự trang nghiêm, uy nghi của ngôi chùa.

Chánh điện

Điện thờ bên trong chánh điện
Điện thờ bên trong chánh điện

Chánh điện được thiết kế theo kiến trúc nhà rông kết hợp với cung đình Huế. Nửa trước xây dựng theo kiểu nhà dài của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nửa sau được làm theo phong cách hiện đại hơn nhưng vẫn giữu được nét cung đình thời xưa.

Quan Âm Các

Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Bên trái Chánh điện là điện Quán Thế Âm Bồ Tát được tạo dựng năm 1970 vô cùng công phu. Với kiểu hình lục giác, 6 trụ đều được đắp hình rồng uốn lượn xung quanh. Phía trước có long mã phù đồ và chiếc cầu bắc ngang qua. Toàn cảnh Quan Âm Các chính là biểu tượng cứu khổ Quan Thế Âm giữa Nam Hải.

Tòa Bảo Tháp

Bảo tháp này là nơi thờ tượng phật A Di Đà và là nơi an phần thi hài của Hòa thượng Thích Quang Huy. Tháp được dựng theo hình cổ lầu thờ bảo tượng, 6 góc mái của hai tầng có hình dao uốn lượn, đỉnh có búp sen. Bên trong lòng tháp là bảo tượng của phật A Di Đà, phần dưới sen là hình lục lăng. Mặt trước là di ảnh của Hòa thượng Thích Quang Huy, 5 mặt còn lại là ghi công đức của các vị có công với chùa.

Đại Hồng Chum

Đại Hồng Chum - chiếc chuông đồng với tiếng chuông vang trời
Đại Hồng Chum – chiếc chuông đồng với tiếng chuông vang trời

Đại Hồng Chum là công trình cao 1,15 mét, nặng 380kg do thái tử Nguyễn Phúc Bảo tặng và các nghệ nhân ở phía tây kinh thành Huế đúc. Tiếng của chuông này có thể vang vọng cả một vùng Tây Nguyên.

Cây Bồ Đề và tượng Phật ngoài trời

Ngay giữa sân chùa là cây bồ đề cổ thụ được đại đức Narada tặng lưu niệm, dưới gốc là tượng phật Thích Ca đang tọa thiền.

Gốc Bồ Đề và tượng phật Thích Ca Mâu Ni lộ thiên
Gốc Bồ Đề và tượng phật Thích Ca Mâu Ni lộ thiên

Những lưu ý khi đến Khải Đoan Tự

  • Chùa mở cửa từ 08:00 – 18:00.
  • Đi đứng nhẹ nhàng, không chạm tay vào các tượng phật và những đồ vật trong chùa.
  • Khi vào bái lễ du khách phải bỏ dép ở ngoài, đi chân đất vào trong.
  • Chỉ check in những khung cảnh bên ngoài, không vào trong chỗ cúng bái để sống ảo.
Nơi check in không góc chết
Nơi check in không góc chết

Cho đến nay, chùa Khải Đoan là ngôi chùa lâu đời bậc nhất Tây Nguyên. Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc và nét đẹp lâu đời. Đừng quên đến thăm khu du lịch tâm linh giữa đại ngàn Tây Nguyên này nhé.

Gợi ý: Combo du lịch Tây Nguyên đại ngàn 4 ngày 3 đêm

Bài viết liên quan