[Du lịch Thừa Thiên Huế] Đại Nội Huế – Tìm về dấu ấn lịch sử cố đô

Nhắc tới Huế người ta sẽ liên tưởng tới những khung cảnh lãng mạn, thơ mộng. Nơi đây lưu giữ những vết tích cố đô cũ, cung đình cũ của triều đại nhà Nguyễn. Đại Nội Huế nằm trong quần thể cố đô Huế mang đậm dấu tích lịch sử. Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.Cùng Postum Travel hám phá những điều đặc biệt tại đây.

Đại Nội Huế được xem là công trình có quy mô lớn nhất nước ta từ trước đến nay
Đại Nội Huế được xem là công trình có quy mô lớn nhất nước ta từ trước đến nay

Đôi nét về Đại Nội Huế

  • Địa chỉ: đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Nằm bên bờ sông Hương trữ tình, thuộc cụm di tích cố đô Huế.

Đại Nội Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Nơi đây là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa thời Nguyễn. Thời đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Đại Nội Huế được xem là công trình có quy mô lớn nhất nước ta từ trước đến nay. Công trình được xây dựng trong nhiều năm với sự thi công của hàng ngàn người.

Lịch sử Đại Nội Huế

Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993
Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993

Vào thời kỳ vua Gia Long lên ngôi, ông nhận thấy nơi đây thanh bình và thơ mộng bên sông Hương. Vua nảy ra ý định xây dựng nơi đây làm cố đô của triều Nguyễn. Sau 30 năm xây dựng, cuối cùng công trình cũng cũng được hoàn thành. Đại Nội Huế mang một vẻ đẹp hữu tình và được hòa hợp cùng thiên nhiên.

Đại Nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Bên trong mỗi khu vực lại có nhiều công trình khác nhau.

Khám phá kiến trúc Đại Nội Huế

Khu Hoàng Thành

Cổng Ngọ Môn

Ngọ Môn không chỉ là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế
Ngọ Môn không chỉ là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế

Ngọ Môn không chỉ là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế. Công trình được xây dựng đồ sộ và hoành tráng với những nét hóa văn hết sức kỳ công và tinh xảo. Từ cổng Ngọ Môn phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy sông Hương. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, cửa giữa dành cho vua, hai cổng hai bên cho quan văn, quan võ. Cổng còn lại để cho binh lính theo hầu hạ cũng như bảo vệ.

Trải qua gần 2 thế kỉ chứng kiến bao sự kiện lịch sử, cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian. Nơi đây trở thành một kiệt tác xuất sắc là nhân chứng cho những dấu mốc lịch sử quan trọng.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong tổng thể Đại Nội Huế
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong tổng thể Đại Nội Huế

Điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong tổng thể Đại Nội Huế. Nơi đây là biểu tượng của sự quyền lực của triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Và cũng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng.

Chính giữa điện là ngai vàng của vua được đặt vị trí trang nghiêm
Chính giữa điện là ngai vàng của vua được đặt vị trí trang nghiêm

Điện Thái Hòa được coi là địa điểm nổi bật nhất mang đậm nghệ thuật kiến trúc. Phần mái điện và cột và được điêu khắc theo hình rồng uốn lượn đầy tỉ mỉ. Chính giữa điện là ngai vàng của vua được đặt vị trí trang nghiêm.

Khu vực Tử Cấm Thành

Đại Cung Môn

Khu Hoàng Thành Đại Nội Huế
Khu Hoàng Thành Đại Nội Huế

Đại Cung Môn là cửa chính dẫn vào Tử Cấm Thành gồm 5 gian 3 cửa và được làm cực kỳ tinh xảo. Cửa giữa dành cho vua đi, hai bên hành lang nối với Tả Vu Hữu Vu. Đại Cung Môn được xây dựng bằng gỗ, mái ngói được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Công trình này đã được phá hủy lúc chiến tranh và đang được nghiên cứu và phục chế lại.

Tả Vu Hữu Vu

Tả Vu Hữu Vu được xây dựng dành cho quan văn quan võ trong triều
Tả Vu Hữu Vu được xây dựng dành cho quan văn quan võ trong triều

Tả Vu Hữu Vu được xây dựng dành cho quan văn quan võ trong triều. Nơi đây dùng để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều hoặc thi Đình, yến tiệc. Hai tòa nhà này là số ít công trình còn sót lại sau chiến tranh. Giờ đây nơi này được dùng để bày hiện vật và cho du khách trong nước và quốc tế tham quan chụp ảnh.

Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh thường dùng làm nơi tiếp sứ ngoại giao, tổ chức yến tiệc
Điện Cần Chánh thường dùng làm nơi tiếp sứ ngoại giao, tổ chức yến tiệc

Điện Cần Chánh thường dùng làm nơi tiếp sứ ngoại giao, tổ chức yến tiệc. Toàn bộ được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim và đẹp nhất Tử Cấm Thành. Nơi đây trưng bày nhiều bảo vật quốc gia quý hiếm.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu dùng cho vua nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ thư giãn
Thái Bình Lâu dùng cho vua nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ thư giãn

Thái Bình Lâu dùng cho vua nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ thư giãn. Khung cảnh nơi đây yên bình và thoáng đãng, các công trình cổ hoà mình vào thiên nhiên tươi đẹp. Thái Bình Lâu được vua Khải Định khởi dựng vào năm 1919.

Cung Diên Thọ

Ngày trước đây là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái hậu
Ngày trước đây là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái hậu

Cung Diên Thọ được xem là hệ thống kiến trúc mang tầm cỡ quy mô nhất cung đình Huế còn sót lại nguyên giá trị cho tới ngày nay. Ngày trước đây là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái hậu cùng những người phụ nữ quyền lực bên cạnh vua.

Nên đi Đại Nội Huế vào tháng mấy

  • Mùa xuân: thời tiết lúc này mát mẻ dễ chịu. Những làn gió lướt trên mặt sông Hương mang theo những hơi nước lành lạnh của mùa xuân. Nhìn Huế vào lúc này dịu dang, nhẹ nhàng và căng tròn sức sống. Trên những con đường ngập tràn đầy hoa, cây cối đâm chôi này lộc tô điểm thêm bức tranh của mùa xuân.
Huế Festival diễn ra cũng là lúc Huế khoác lên mình một màu áo mới
Huế Festival diễn ra cũng là lúc Huế khoác lên mình một màu áo mới
  • Mùa lễ hội: Huế đi quanh năm mùa nào cũng đẹp nhưng thời gian cao điểm nhất là vào tháng 4 tháng 5. Bởi lúc này đây là mùa lễ hội ở Huế. Một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam được tổ chức hàng năm. Huế Festival diễn ra cũng là lúc Huế khoác lên mình một màu áo mới. Tấm áo này rực rỡ và lộng lẫy màu sắc.

Giá vé tham quan và giờ mở cửa

Giá vé:

  • Người lớn: 120.000VNĐ
  • Trẻ em: 30.000VNĐ
  • Khách quốc tế: 150.000VNĐ

Giờ mở cửa:

  • Vào mùa hè: 6:30 – 17:30
  • Vào mùa đông: 7:00 – 17:00

Xem thêm:   [Du lịch Xứ Nghệ] Bãi biển Cửa Lò – tinh hoa của biển cả

Bài viết liên quan