[Du lịch Tâm Linh] Đền Mẫu Âu Cơ – huyền tích xưa còn mãi

Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hoá có ý nghĩa sâu sắc. Đây là biểu tượng cho tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết của dân tộc.

Đền Mẫu Âu Cơ ở đâu?

Đền Mẫu Âu Cơ thuộc địa bàn xã Hiền Lương,  phía Tây của tỉnh Phú Thọ. Đền được xây dựng trên núi Vặn có độ cao 147m so với mực nước biển. Đây cũng là ngọn núi cao thứ hai trong quần thể đền Hùng. Đường lên thờ gồm 500 bậc đá khá dốc.

Trước kia, đền được người dân xã Hiền Lương xây dựng lên bằng chất liệu mật mía, ngôi đền. Trải qua chiến tranh, ngôi đền vẫn không hề bị phá huỷ.

Cho đến nay, đền đã được cải tạo, tu bổ, khang trang hơn. Đây trở thành điểm đến thu hút đông đảo khách thập phương, là nơi tâm linh trong trở về với cội nguồn dân tộc.

Đền Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu Âu Cơ

Kiến trúc Đền Mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Âu Cơ có cấu trúc cổ kính với mái lợp ngói múi hài âm dương. Nền sân được lát bằng gạch bát. Lan can bao quanh được được ốp đá xanh Thanh Hoá. Thành lan can thì được chạm khắc các hoạt tiết hình chim Lạc và các hoạt động dân gian xưa.

Đền Âu Cơ thờ Mẫu Âu Cơ và Lạc Hầu, Lạc Tướng. Các tượng được đúc bằng đồng nặng gần hai tấn. Ngoài ra trong đền còn có các hạng mục khác như nhang áo, y môn… đều được sơn song thiếp vàng bằng chất liệu gỗ quý hiếm.

Đền Mẫu Âu Cơ
Tượng thờ Mẫu Âu Cơ

Không gian đền Mẫu Âu Cơ thoáng mát, rộng rãi. Xung quanh sân trồng những giống cây đặc trưng như cây đại cổ thụ, cây cau, cây si… Đền ở trên cao nên vào những ngày nắng đẹp, đứng tại đền có thể ngắm nhìn khung cảnh đẹp xung quanh với Khu công nghiệp Bãi Bằng, cùng các con sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Những con sông uốn lượn tựa như những chú rồng nhỏ ôm ấp lấy chân người Mẹ Âu Cơ.

Đền thờ Mẫu Âu Cơ
Không gian trong Đền rộng rãi

Huyền thoại Mẹ Âu Cơ

Khai hoang lập ấp cùng các con

Đền Mẫu Âu Cơ gắn liền với huyền thoại người mẹ Âu Cơ. Âu Cơ là một nàng tiên xinh đẹp. Ngay khi nàng cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm toả ngát, mây lành che chở mang điềm báo “Tiên nữ giáng trần”. Khi lớn lên, nàng nên duyên với Lạc Long Quân. Âu Cơ và Lạc Long Quân ở tại núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng). Một thời gian sau đó, Âu Cơ sinh hạ một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con.

Khi các con khôn lớn, 50 người con theo cha xuống biển làm nghề chài lứa và 49 người con theo mẹ lên núi mở mang bờ cõi. Người con trai cả ở lại cai trị, làm vua, lập nên nước Văn Lang, truyền 18 đời với tên xưng đều là Hùng Vương. Mẹ Âu Cơ cùng các con đi từ từ hạ lưu sông Hồng cứ theo con sông mà ngược lên. Đi đến đâu, bà Âu Cơ cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa, nuôi tằm, dệt vải. Nhân dân đều cảm kích, ghi nhớ công ơn của bà. Cho đến xã Hiền Lương, thấy phong cảnh trù phú, non nước biếc xanh, đã dừng chân lại khai sơn phá thạch, lập nên xóm làng trù phú đông vui.

Mẹ Âu Cơ về trời

Một ngày kia, mẹ Âu Cơ được một ông Tiên báo mộng với lời nhắn gửi về trời. Mẹ đi theo hướng Tây lên núi Nỏ, gặp một khe đá. Mẹ đi ngược theo triền đá, Mẹ cũng vừa thấm mệt, đội nhiên nghe thấy tiếng cười của ai đó. Hoá ra là một bầy tiên nữ mang xiêm váy xuống cho mẹ Âu Cơ tắm và thay về trời. Dòng nước Mẹ Âu Cơ tắm chảy xuống chân núi và tạo thành một con suối. Con suối đó sau này được người dân đặt tên là Ao Trời – Suối Tiên.

Xem thêm: [Khám Phá Phú Thọ] Hoang sơ nét đẹp Ao Giời – Suối Tiên

Sau khi thay xiêm áo, Mẹ Âu Cơ giữ lại dải lụa đào. Khi theo các tiên nữ bay về trời, mẹ để lại dải yếm đó như để lại tình thương yêu vô bờ cho con cháu. Dải lụa bay trên không rồi từ từ rơi xuống ngay dưới gốc cây đa. Dưới gốc cây đa đó, những người dân Hiền Lương đã lập nên đền thờ để tưởng nhớ công ơn của Tổ Mẫu.

Lễ hội Đền Quốc Mẫu Âu Cơ

Để tưởng nhớ công ơn Mẹ Âu Cơ cứ vào mùng 7 tháng giêng, người dân trong vùng lại làm lễ linh đình.

Vào dịp này, cờ xí rợp trời, trống chiêng vang lừng, hương trầm lan tỏa khắp nơi. Và bao giờ cũng thế, dải lụa đào hồng được trải trên ngọn đa cổ thụ ngày xưa. Hình ảnh này thể hiện lòng thành, nhớ công ơn Mẹ Âu Cơ. Người người tụ về bên gốc đa già để mở hội. Lễ vật dâng lên Mẹ Âu Cơ là các sản phẩm nông nghiệp của vùng này gồm các thứ bánh và lễ dâng Quốc Mẫu. Lễ dùng là đồ chay, không dùng đồ mặn. Phần lễ tế dâng mẹ Âu Cơ được thực hiện bởi 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và học vấn. Nghi lễ diễn ra vô cùng trang trọng và linh thiêng.

Xem thêm: Khám phá khu di tích lịch sử đền Hùng – cội nguồn dân tộc Việt

Đền thờ Mẫu Âu Cơ
Phần tế diễn ra trang nghiêm, linh thiêng

Lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày mùng bảy tháng giêng “Ngày tiên giáng”. Ngoài ra, trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10,11 tháng 2, ngày 13 tháng 8, ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Vào những dịp này, nhân dân tứ phương đổ về thắp nén hương tưởng nhớ cội nguồn.

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ
Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ

Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh hạ một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con dòng máu Lạc Hồng đã trở thành hình tượng mang giá trị văn hoá tư tưởng lâu đời trong người Việt. Đền Mẫu Âu Cơ vẫn linh thiêng, trầm mặc đứng đó như một lời nhắc nhớ công ơn về người Mẹ của dân tộc.

Đặt tour du lịch ngay tại: Postum Travel
Văn phòng Hà Nội 17 Bùi Thị Xuân – Quận Hai Bà Trưng
Hotline: 1900 4500 – 02439.45.45.00 – 0767.88.66.55
Tel: (+84) 247 300 8089
Bài viết liên quan