Vị trí Đền Bà Chúa Thác Bờ
Nơi đền được xây dựng nằm tại Thác Bờ. Thác Bờ ở Hòa Bình xưa kia còn có tên gọi là Thác Vạn Bờ bởi nó nằm ở vị trí hiểm trở với hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa lòng sông Đà. Nhưng do ngày này, công nghệ phát triển và có sự can thiệp của máy móc và công nghệ nên con hồ không còn nguy hiểm như trước nữa.
Phía sau đền là hệ thống núi rừng, cung với các hang động thạch nhũ tuyệt đẹp làm nức lòng du khách. Về vị trí xây dựng đền Thác Bờ. Khu di tích đền Thác Bờ được chia làm hai khu vực. Đền Thác Bờ phía tả ngạn và đền Thác Bờ phía hữu ngạn.
Cách di chuyển đến Đền Bà Chúa Thác Bờ
Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy, ô tô cá nhân để đến Hòa Bình.
Xe khách: chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình bắt xe Hòa Bình – Hà Nội. Xuống đến thành phố, bạn sẽ bắt taxi hoặc xe ôm để chở vào bến cảng Thung Nai và thuê thuyền ra Đền Bà Chúa Thác Bờ.
Xe máy: Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, thích khám phá cái mới. Thì đây chính là lựa chọn sáng suốt của bản thân. Vì khi đi xe máy, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn khung cảnh thiên nhiên.
Lịch sử Đền Bà Chúa Thác Bờ
Theo tương truyền, Đền Bà Chúa Thác Bờ là nơi thờ hai vị tướng là bà Đinh Thị Vân – người dân tộc Mường và một bà không rõ tên dân tộc Dao. Hai bà đã có công dưới thời Lê Lợi, giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè quan Thác Bờ lên Mường Lễ dẹp loạn. Khi hai bà mất, thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng ngày ấy. Nhân dân vì để bày tỏ lòng biết ơn nên đã lập ra đền thờ nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ.
Có gì ở Đền Bà Chúa Thác Bờ
Động Tiên – Động Thác Bờ
Đây cũng là một nơi thờ phụng Chúa Thác Bờ. Nơi đây lưu giữ nhiều thánh tích của chúa bà. Để đi đến Động Tiên, buộc du khách phải đi bằng thuyền hoặc cano. Động dù có diện tích khá lớn, sâu đến 100m với nhiều vách đá và nhũ thạch được hình thành từ trăm năm trước.
Hầu giá Chúa Thác Bờ
Chúa Thác Bờ rất hay về ngự đồng. Thông thường Chúa Thác thường hay ngự về sau Chầu Đệ Tam. Nhưng chúa hay ngự về hơn chúa Đệ Tam nên đôi khi người ta sẽ thỉnh luôn chúa về và chứng tòa Sơn Trang màu trắng. Khi làm lễ lập đàn mở phủ, sau khi hầu giá, người ta thường làm lễ phóng sinh cá tại dòng sông Đà.
Ăn gì khi ở Đền Bà Chúa Thác Bờ
Cá nướng sông Đà
Sông Đà từ lâu đã nổi danh là nơi có nhiều loài cá ngon như cá trắm, cá măng, …. Tại lưu vực lòng hồ sông Đà, cá nướng được coi là một đặc sản. Bên bếp lửa rực cháy là những xiên cá lấp lánh, vàng ươm. Cá khi nướng được kẹp bằng tre. Những chú cá thiểu thân trắng bạc, óng ánh trông vô cùng bắt mắt. Những chú cá măng khổng lồ nặng đến hơn 3kg mỗi con. Cá chép tươi ngon cùng vô vàn loài cá khác không rõ tên gọi.
Thịt lợn Mường xào
Món lợn Mường xào là món ăn thân thuộc xuất hiện trong những bữa cơm hàng ngày của người dân bản. Món ăn được chế biến không cầu kỳ nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần ướp thịt với chút bột cà ri,hạt nêm, và một vài loại lá rừng có vị đặc trưng. Sau đó rồi đem xào lăn là bạn đã có ngay món thịt lợn xào vô cùng hấp dẫn… Tuy chỉ đơn giản vậy đấy, nhưng món thịt lợn Mường xào có độ thơm, độ giòn của thịt hơn rất nhiều so với thịt lợn bình thường.
Rau đồ
Rau rừng đồ là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Mường ở Hòa Bình. Từ chính những loại rau rừng dễ kiếm như: rau beo, rau tầm bóp, rau má… người dân tộc Mường ở Hòa Bình đã tạo nên một món ăn độc đáo, rất đỗi bình dị.
Gà đồi nướng
Gà đồi được nuôi theo phương pháp truyền thống tại các Hộ dân ở Hòa Bình. Gà được thả rông, tự kiếm ăn ban ngày và tối ngủ ở các bụi cây. Thức ăn chính là thóc, mỗi sáng sớm còn ban ngày gà tự kiếm giun trong vườn, trên núi. Chính vì thế gà rất săn chắc, thịt thơm ngon, khi luộc không ra nhiều nước. Gà đồi có thể dùng để luộc, xào, nấu lẩu, nướng,…