Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
Trải qua bao nhiêu tháng năm, Hội An vẫn giữ trong mình những nét đẹp cổ kính ngưng đọng thời gian. Những công trình kiến trúc như phố xá, hội quán đến các món ăn truyền thống, tâm hồn con người Hội An dường như vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Mỗi khi du khách đến đây đều bị xao xuyến trước vẻ đẹp xưa hoài niệm vừa bình dị, mộc mạc, thân quen.
Contents
Nét đẹp kiến trúc xưa của Hội An
Làm nên vẻ đẹp của Hội An đầu tiên chính bằng những kiến trúc ngôi nhà truyền thống. Các ngôi nhà cổ dạng ống với màu sơn vàng cổ điển. Những mái ngói lợp âm dương đã rêu phong. Những bức tường đã xám mốc. Những nhành hoa giấy rủ xuống trước thềm mộng mơ. Những con đường nhỏ uốn lượn ôm lấy những dãy nhà…. Tất cả đều mang lại một vẻ mộc mạc rất xưa, rất hoài niệm, rất Hội An.

Ngoài ra, Hội An còn có những công trình kiến trúc cổ kính mỗi năm thu hút hàng ngàn khách du lịch:
Chùa Cầu
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”

Chùa Cầu nằm ở thị xã Minh Khai, là một di tích biểu tượng của Hội An. Chùa có hình dáng cong cong bắc ngang qua dòng sông Hoài thơ mộng. Chùa còn có tên là chùa Nhật Bản do được xây dựng bởi một thương nhân người Nhật vào những năm thế kỷ 17. Qua thời gian và các lần trùng tu, chùa Cầu vẫn giữ được vẻ đẹp xưa mang đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký đã có tuổi đời 200 năm, được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Ngôi nhà này được kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Ngôi nhà có vật liệu chính là gỗ, có màu sắc và hoạ tiết hài hoà, lưu giữ những nét công trình cổ xưa. Nhà cổ Tấn Kỳ vinh dự trở thành di sản cấp quốc gia, đã đón tiếp rất nhiều lãnh đạo cấp cao tới tham quan.

Dòng sông Hoài uốn quanh thành phố
Tô điểm vào bức tranh mộc mạc Hội An, là dòng sông hoài thơ mộng chảy trong lòng thành phố. Có lữ khách trèo thuyền trên sông, có tiềng hò ai cất vang. Đặc biệt, những chiếc thuyền ở nơi đây không sử dụng máy cơ vì thế mà sông luôn yên tĩnh, nhẹ nhàng. Những cảnh sắc xưa thật êm đềm khác biệt hẳn so với những náo nhiệt của thành phố.

Đèn lồng
Trong cuộc sống hiện đại, người ta đã quá quen với ánh đèn điện. Nhưng khi tìm về với Hội An, những nét xưa hoài niệm như ùa về. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Đặc biệt vào ngày Rằm hàng tháng, Hội An trở nên thật lỗng lẫy khi được bao phủ bởi những ánh đèn lồng, đèn hoa đăng. Thứ ánh sáng diệu kỳ của đèn lồng, hoa đăng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Hội An trong mắt khách du lịch, trở thành nét đặc trưng, một món ăn tinh thần của du khách khi đến nơi đây.

Những gánh hàng rong
Hội An xưa và hoài niệm như thế cũng bắt nguồn từ những gánh hàng rong. Gánh hàng rong không biết có từ khi nào nhưng bao năm nay vẫn gắn liền với khu phố cổ. Đơn giản, mộc mạc, chỉ đôi quang gánh nhưng đã làm bao thực khách mê mẩn. Những tiếng rao mời, hay những góc phố đã níu chân khách qua đường. Trên những gánh hàng rong ấy là đa dạng các món ăn đặc sản từ bánh bèo, bột lọc, đậu hũ…. Thứ thức ăn dậy mụi và hoà tan trong miệng. Đặc biệt khi ăn bánh bèo, họ không thìa mà dùng xiên tre để xúc bánh. Dường như cả quê hương Việt Nam được mang vào món ăn này, chân quê, mộc mạc.
Xem thêm: Những nét đặc biệt của Hội An gợi thương nhớ

Một chút hoài niệm khi tìm đến với du lịch Hội An. Một chút thương nhớ chẳng lỡ rời đi. Có một Hội An như thế, không ồn ào tấp nập mà đậm những nét xưa giản dị, bình yên.